25-10-2023
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu được thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ. Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
STT |
Mô tả hàng hóa |
Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý ban hành |
1 |
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp) và trang thiết bị kỹ thuật quân sự. |
Bộ Quốc phòng |
2 |
Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. |
Bộ Quốc phòng |
3 |
a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hay đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. |
Bộ Văn hoá - Thông tin |
4 |
a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
5 |
Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6 |
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên; hoặc mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý; hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì Mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis); và tê giác Châu Phi (Loxodonta africana). c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.d) Các loài thủy sản thuộc Danh Mục loài thủy sản cấm xuất khẩu. d) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh Mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
7 |
a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. b) Hóa chất thuộc Danh Mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất. |
Bộ Công Thương |
- Bảo vệ an ninh quốc gia: Các quốc gia cần đảm bảo rằng những hàng hóa nhạy cảm như vũ khí, công nghệ quân sự không bị đưa ra ngoài cho những mục đích xấu.
- Bảo vệ văn hóa và di sản: Ngăn chặn việc xuất khẩu các tài sản văn hóa, di sản quốc gia có giá trị lịch sử và văn hóa.
- Bảo vệ môi trường: Ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm có thể gây ô nhiễm môi trường hoặc gây hại cho động thực vật ở quốc gia nhập khẩu.
- Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
Việc tuân thủ danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu không chỉ giúp đảm bảo sự an toàn và phát triển bền vững của quốc gia mình, mà còn giúp duy trì mối quan hệ tốt với các quốc gia khác.
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu ở mỗi nước là một phần quan trọng trong việc quản lý thương mại quốc tế. Việc cá nhân và doanh nghiệp nắm vững thông tin về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh những hậu quả không mong muốn.
Hy vọng với bài viết trên đây, TMC đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Nếu bạn còn có những thắc mắc cần được tư vấn, có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài: 84.28.3775 0888 hoặc chat trực tuyến tại website www.thamico.com.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực đem đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.