Vận Đơn Hàng Không - AWB Là Gì? Cách Tra Cứu Vận Đơn Hàng Không

15-04-2024

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, khái niệm về AWB (Air WayBill) không còn quá xa lạ. Hãy cùng TMC khám phá và tìm hiểu sâu hơn về AWB là gì trong bài viết dưới đây nhé!

 

AWB là gì?

AWB (Air Waybill) - Vận đơn hàng không - là một chứng từ do hãng hàng không hoặc forwarder phát hành để xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. 

 

Chức năng của AWB

AWB đóng vai trò là:

- Biên lai giao hàng cho người chuyên chở

- Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển

Ngoài ra, cần lưu ý rằng AWB không phải là chứng từ sở hữu, do đó không thể chuyển nhượng được như vận đơn đường biển (loại theo lệnh). Trong trường hợp ngoại lệ, để thanh toán bằng tín dụng thư (L/C), người mua và người bán sẽ phải thỏa thuận và làm thêm thủ tục cần thiết (chẳng hạn như thư cam kết đảm bảo) nhờ ngân hàng chấp nhận “ký hậu” vào mặt sau AWB để lấy hàng.

 

Phân biệt HAWB và MAWB

Có hai loại Air Waybill thường gây nhầm lẫn là: MAWB và HAWB. Cả MAWB và HAWB đều là vận đơn hàng không, nhưng 2 loại vận đơn này được cấp bởi 2 chủ thể khác nhau:

- MAWB là viết tắt của Master Air Waybill: Là vận đơn do hãng hàng không phát hành.

- HAWB là viết tắt của House Air Waybill: Là vận đơn các công ty giao nhận (forwarder) phát hành.

 

Nội dung trên Air Waybill (AWB)

Các nội dung trên vận đơn hàng không (AWB) tiêu chuẩn được quy định bởi Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) và thường sẽ gồm:

- Mặt trước: Cung cấp các thông tin chi tiết về lô hàng hóa vận chuyển

- Mặt sau: giải thích rõ hơn về các điều kiện, quy định, trách nhiệm của các bên khi thực hiện vận tải hàng hóa.

HAWB do TMC phát hành

Một số nội dung chi tiết trên mặt trước của AWB:

- Shipper name and address: Thông tin tên và địa chỉ người gửi hàng

- Consignee name and address: Thông tin tên và địa chỉ người nhận hàng

- AWB number: Số vận đơn 

- Airport of departure: Sân bay xuất phát 

- Routine: Tuyến đường

- Currency: Tiền tệ 

- Charges codes: Mã thanh toán cước

- Charges: Cước phí và chi phí

- Declare value for carriage: Giá trị kê khai vận chuyển 

- Declare value for customs: Giá trị khai báo hải quan 

- Handling information: Thông tin làm hàng 

- Number of pieces: Số kiện

- Gross weight: Tổng trọng lượng hàng hóa sau khi đã đóng gói

- Chargeable weight: Trọng lượng tính cước

- Nature and quantity of goods: Mô tả hàng hóa chi tiết 

- Other charges: Các chi phí khác 

- Prepaid: Cước trả trước 

- Collect: Cước trả sau 

 

Một số nội dung trên mặt sau của AWB 

- Những quy định về trách nhiệm của người gửi hàng và người chuyên chở.

- Thời hạn thông báo tổn thất.

- Thời hạn khiếu nại người chuyên chở.

- Luật áp dụng: Các công ước quốc tế về hàng không như Công ước Vacsava 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal…

 

AWB có mấy bản? 

AWB thường có ít nhất 8 bản, trong đó có 3 bản gốc và 5 bản sao trở lên. Các bản gốc và bản sao có màu khác nhau tương ứng với  mục đích sử dụng khác nhau, cụ thể như sau:

- Bản gốc 1 - màu xanh lá cây (for Issuing Carrier): Dành cho người chuyên chở. Bản này dùng làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển và được người chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại làm chứng từ kế toán.  

- Bản gốc 2 - màu hồng (for Consignee): Dành cho người nhận hàng. Bản này được gửi cùng lô hàng tới sân bay đích và giao cho người nhận hàng. 

- Bản gốc 3 - màu xanh da trời (for Shipper): Dành cho người gửi hàng. Bản này là bằng chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở.

- Bản sao 4 - màu vàng (Delivery Receipt): Là biên lai giao hàng ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.

Từ bản số 5, các bản sao sẽ có màu trắng:

- Bản sao 5 (Extra Copy)

- Bản sao 6 (Extra Copy)

- Bản sao 7 (Extra Copy)

- Bản sao 8 (for Agent): Dành cho đại lý.

 

Cách tra cứu vận đơn AWB

1. Cách kiểm tra hàng hóa vào kho

Đối với kho hàng TCS – Tân Sơn Nhất:

- Bước 1: Bạn truy cập vào trang web của Công ty CP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS) với đường link https://www.tcs.com.vn/  

- Bước 2: Chọn mục “Tra cứu vận đơn” → Điền số vận đơn vào ô + nhập mã xác thực → Tra cứu

Đối với kho hàng SCSC – Tân Sơn Nhất:

- Bước 1: Bạn truy cập vào trang web của SCSC tại đường link https://scsc.vn/index.aspx  

- Bước 2: Tìm mục “AWB Info” ở góc phải → Điền số vận đơn → Tra cứu

2. Cách kiểm tra tình trạng lô hàng   

Để kiểm tra thông tin vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, bạn có thể thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Truy cập vào trang web https://www.track-trace.com/aircargo 

- Bước 2: Tại trang web track-trace, tìm ô tìm kiếm hoặc phần “Air cargo tracking” để nhập số vận đơn của bạn.

- Bước 3: Sau khi nhập số vận đơn, bạn cần chọn một trong hai tùy chọn: “Track with options” hoặc “Track Direct” tùy vào yêu cầu của bạn. 

- Bước 4: Nhấn vào một trong hai tùy chọn trên để tiến hành tra cứu thông tin.

Hệ thống sẽ hiển thị chi tiết về trạng thái vận chuyển của hàng hóa, thông tin về chuyến bay và các thông tin khác liên quan để bạn có thể theo dõi tình trạng vận chuyển một cách dễ dàng.

 

So sánh vận đơn đường biển và vận đơn hàng không

Điểm chung của 2 loại vận đơn:

- Đều là biên lai gửi hàng và bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

- Do người vận chuyển phát hành và có những nội dung cơ bản như: tên người gửi hàng, nhận hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, thông tin lô hàng…

Điểm khác biệt giữa vận đơn hàng không và vận đơn đường biển:

Vận đơn hàng không

Vận đơn đường biển

Không chuyển nhượng được.

Có thể chuyển nhượng được nếu là vận đơn “theo lệnh” (To order).

1 bộ vận đơn hàng không gồm ít nhất 8 bản: 3 bản gốc và 5 bản copy.

1 bộ vận đơn đường biển gồm: 3 bản gốc và 3 bản copy.

Phát hành sau khi giao hàng cho hãng vận chuyển.

Phát hành sau khi hàng đã được xếp lên tàu.

Dùng trong vận chuyển hàng không.

Dùng trong vận tải biển.

Điều chỉnh bởi Công ước Warsaw, Công ước Hague sửa đổi, Công ước Montreal, Luật Hàng Không dân dụng quốc tế.

Điều chỉnh bởi Công ước Hague,  Hague-Visby và bộ luật US COGSA 1936, Luật Hàng Hải quốc tế.

 

Kết

Với những thông tin chi tiết được TMC cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan và đầy đủ về Vận đơn hàng không - AWB.

Nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, xin vui lòng liên hệ với TMC qua số hotline: 0901 888 684 - Mr. Lai. TMC sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ bạn vận chuyển hàng hóa và thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu một cách hiệu quả nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT

Tel: 028 3775 0888 (50 lines)   

Hotline: 0901 888 684    

Email: info@thamico.com



skype
LCL Export
skype
FCL Export
skype
Air Export
skype
Import (LCL, FCL, Air)
skype
Domestic
skype
Other Inquiries
ONLINE
INQUIRY
skype
ONLINE zalo