06-11-2024
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đánh dấu cột mốc quan trọng khi đây là hiệp định thương mại đầu tiên Việt Nam ký với một quốc gia Ả Rập. Sự hợp tác này không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ đối ngoại, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa hai quốc gia. Đây là cơ hội quý báu để Việt Nam phát triển kinh tế và mở rộng thị trường tại khu vực Trung Đông đầy tiềm năng.
UAE là thị trường rất tiềm năng cho hàng thủy sản Việt Nam. Với lượng nhập khẩu khoảng 250.000 tấn thủy sản hàng năm, tổng giá trị khoảng 750-800 triệu USD, UAE có nhu cầu cao đối với các sản phẩm cá và hải sản, vốn là thành phần chính trong ẩm thực truyền thống của nhiều cộng đồng di cư tại đây. Hiện nay, UAE xếp thứ 16 trong các nước nhập khẩu tôm Việt Nam (giai đoạn 2018-2022), chiếm khoảng 0,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam (VASEP Portal, 2024). Dù thị trường này còn nhỏ, với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt khoảng 20 triệu USD mỗi năm, nhưng nhu cầu tiêu thụ hải sản, trong đó có tôm, đang ngày càng tăng. Đặc biệt khi Hiệp định CEPA mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu tôm sang UAE.
Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang UAE đạt kim ngạch 7,4 triệu USD, chiếm 0,3% tổng xuất khẩu và tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng tôm xuất khẩu chính bao gồm: tôm sú đông lạnh, tôm chân trắng PDTO hấp đông lạnh, tôm EZP tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh, tôm chân trắng hấp đông lạnh, tôm PD tươi đông lạnh, và tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh...
Thị trường UAE không chỉ có tôm Việt Nam mà còn có sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu tôm lớn khác như Ấn Độ, Trung Quốc và Ecuador. Hiện tại, Việt Nam chỉ đứng thứ 5 về thị phần tại đây, trong khi Ấn Độ chiếm ưu thế với khoảng 60%-70% thị phần, và Ecuador, dù mới gia nhập, đã chiếm khoảng 15%. Tận dụng lợi thế về thuế quan, Ấn Độ đã mở rộng đáng kể thị phần của mình trong những năm gần đây. Với CEPA, tôm Việt Nam hy vọng sẽ hưởng lợi từ ưu đãi thuế, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị phần tại UAE.
Trong khuôn khổ hiệp định, Việt Nam và UAE đã cam kết tự do hóa thương mại với chính sách thuế quan ưu đãi. UAE cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 99% kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam theo lộ trình, đồng thời Việt Nam cũng giảm 98,5% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ UAE. CEPA còn bao gồm các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, phù hợp với xu hướng phát triển xanh và chuyển đổi số.
Theo dự báo từ Vietcap, CEPA không chỉ là cú hích cho thương mại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu dài giữa Việt Nam và UAE. Các chính sách thuế quan ưu đãi sẽ giúp hàng Việt nâng cao khả năng cạnh tranh và UAE trở thành đối tác quan trọng giúp Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường Trung Đông. Đồng thời, việc tối ưu hóa chi phí xuất khẩu và cải thiện chuỗi cung ứng logistics sẽ giúp Việt Nam tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng thủy hải sản đông lạnh (frozen seafood), TMC cam kết sẽ vận chuyển đơn hàng của bạn nhanh chóng, chuyên nghiệp và an toàn với chi phí tối ưu. Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển thủy hải sản nội địa hoặc quốc tế, vui lòng liên hệ đến TMC theo thông tin dưới đây.
Nguồn: TMC tổng hợp và biên tập
CÔNG TY CỔ PHẦN THAMI SHIPPING & AIRFREIGHT
Tel: 028 3775 0888 (50 lines)
Hotline: 0901 139 019
Email: info@thamico.com