Doanh nghiệp Logistic: Nặng gánh chi phí

10-10-2017

Theo chia sẻ của Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và một số DN trong lĩnh vực này, chi phí quá cao đang là rào cản khiến sức cạnh tranh của các DN dịch vụ logistics còn hạn chế.

Phí chồng phí

Theo phân tích của ông Nguyễn Tương, DN logistics đang thực hiện dịch vụ thay mặt DN xuất nhập khẩu để kê khai hải quan, làm tất cả các thủ tục chuyển giao hàng hóa lên xuống tàu. Do đó, việc Hải Phòng thu phí kết cấu hạ tầng cửa khẩu cảng biển ở mức quá cao từ tháng 1/2017 đã làm tăng chi phí và thời gian thực hiện dịch vụ  logistics. "Các DN làm dịch vụ vận tải, cho khoảng 4.500 container 40 feet/tháng, sẽ mất 2,25 tỷ đồng chi phí. Số tiền này không lấy được của DN xuất nhập khẩu ngay lập tức mà phải chờ hết tháng hoặc hết quý mới quyết toán được. Việc đọng vốn, lãi ngân hàng cao khiến DN logistics gặp không ít khó khăn" - ông Nguyễn Tương chia sẻ.

Ngoài chi phí kết cấu hạ tầng cửa khẩu cảng biển, DN còn phải chịu nhiều chi phí khác như phí cầu đường qua các đoạn BOT. Đơn cử, theo thống kê của Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, hiện các xe đầu kéo sơ mi rơ móoc từ Hải Phòng đi Hà Nội và ngược lại phải trả phí 900.000 đồng/phương tiện (riêng quốc lộ 5 là 760.000 đồng). Qua hạch toán, chi phí cầu đường đã chiếm 30% giá thành vận tải. "Chi phí quá cao như vậy, DN không thể chịu được" - ông Nguyễn Tương nhấn mạnh.

gánh nặng chi phí của doanh nghiệp logistic
Tháo gỡ khó khăn với những rào cản về chi phí, ông Nguyễn Tương cho rằng, Hải Phòng phải có giải pháp bỏ hoặc giảm tối đa chi phí kết cấu hạ tầng cửa khẩu cảng biển để ảnh hưởng thấp nhất đến DN logistics. Chi phí cầu đường cũng cần có giải pháp giảm bớt để hỗ trợ DN logistics và DN xuất nhập khẩu tăng sức cạnh tranh"

Mới đây, Chính phủ đã có ý kiến yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét kiến nghị của VLA về chi phí hạ tầng nhưng đến nay, VLA chưa nhận được câu trả lời. Chúng tôi mong muốn có câu trả lời chính thức của các cơ quan chức năng và tìm ra giải pháp phần nào tháo gỡ khó khăn cho DN" -  ông Nguyễn Tương nói.

Bên cạnh đó, tích cực giảm tối đa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tránh trường hợp quá nhiều bộ, ngành cùng quản lý một vấn đề, khiến DN tốn kém thời gian và chi phí. Ông Nguyễn Tương khẳng định, những giải pháp cải  cách như một cửa của Tổng cục Hải quan, cấp C/O qua  internet của Bộ Công Thương… cần được nhân rộng vì sẽ giúp DN tiết kiệm tối đa chi phí, từ đó nâng cao sức cạnh tranh.

Ông Phan Thông khẳng định thêm: "Dịch vụ logistics muốn phát triển cần có sự phối hợp liên kết giữa các bộ, ngành để quản lý theo chuỗi, tập trung và đồng bộ, nếu không sẽ gây cản trở dịch vụ".

Theo VLA, cả nước có khoảng hơn 3.000 DN tham gia cung cấp dịch vụ logistics, trong đó, 1.300 DN đang hoạt động tích cực; 89% DN 100% vốn trong nước; còn lại là DN có vốn đầu tư nước ngoài.

(Báo Công Thương)

skype
LCL Export
skype
FCL Export
skype
Air Export
skype
Import (LCL, FCL, Air)
skype
Domestic
skype
Other Inquiries
ONLINE
INQUIRY
skype
ONLINE zalo